Chống Thấm Tầng Hầm


Chống thấm tầng hầm bản chất là chống nước từ dưới nền lên trên và ngấm từ ngoài tường vào trong. Thông thường, khi các công trình sau khi hoàn thiện thì các công trình ngầm như: các tầng hầm giữ xe, thông thoát nước, bể ngầm … thì công đoạn xử lý chống thấm tầng hầm rất quan trọng vì công đoạn này góp phần không nhỏ quyết định tới tuổi thọ kết cấu, tính bền vững công trình. Do đặc thù của các hạng mục này thường là nằm ngầm dưới đất, nơi chịu tác động của các mạch nước ngầm, các hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng xung quanh.

Cần một giải pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng tối ưu cùng những vật liệu phù hợp, độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, có thể xử lý chống thấm hiệu quả là hai yếu tố mà chủ đầu tư cũng như bên thi công phải cân nhắc kỹ. Dịch vụ chống thấm đưa ra một số giải phải xử lý chống thấm rất hiệu quả và phù hợp với hạng mục chống thấm các tầng hầm, các công trình ngầm … như sau:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tầng hầm chủ yếu là do tác động của áp lực nước phía dưới và bên trong tường, sàn, khá ảnh hưởng đến khu vực hầm, kiến trúc tòa nhà và cả mạch nước ngầm và những lỗi trong khi thi công phần thô như mạch dừng thi công. Có thể chia thấm tầng hầm thành những loại sau dựa theo mức độ nước thấm như sau: làm ẩm ướt, thấm tao thành dòng đọng thành vũng nước, chảy mạnh và chảy thành tia. Còn nếu dựa theo hình thức rò rỉ của nước, có thể chia hiện tượng này thành 3 loại: thấm rò rỉ điểm, thấm rò rỉ mạch và thấm rò rỉ mặt.

chongthamtangham.jpg

images.jpg

20151112113651384.jpg

Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:

  • Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần….

  • Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.

  • Các đường ống cấp thoát nước xuyên sàn bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông.

1. Khu vực áp dụng

  • Toàn bộ tường vây,sàn hầm tiếp đất.

  • Chống thấm trực tiếp trên bề mặt Bê tông cốt thép rắn chắc.

2. Trình tự thi công bản vẽ

2.1. Nhận mặt bằng,vệ sinh ,trám trét...

2.2. Quét chống thấm.

2.3. Nghiệm thu, bàn giao

im10.jpg

download (2).png

3. Chi tiết phương án thi công

Bước 1: vệ sinh

Kiểm tra, đục, băm, mài, cắt... lọai bỏ lớp mảng bám, vữa tô, bêtông yếu, lớp bêtông rỗng, lớp bề mặt bong tróc, hoặc tạp chất như sắt, coffa…lẫn bên trong kết cấu (nếu có)… cho đến nền BTCT rắn chắn .

Bước 2: trám trét, khoan, neo

Trám trét cho liền lạc bề mặt KVCT bằng 01 lớp vữa ximăng cát cường độ cao có trộn phụ gia Sika Latex,Quicseal 608....hoặc những vật liệu tương đương tạo bề mặt KVCT liền lạc, rắn chắc…

Bước 3: quét chống thấm :

  • Quét lớp Quicseal 111,Smaltflex,Quicseal 104s,sikatop seal 107 hoặc những vật liệu tương đương..... thứ nhất cho toàn bộ bề mặt KVCT theo một chiều nhất định theo đúng định mức của nhà sản xuất cho từng loại vật liệu.

  • Đợi khô sau 3 giờ, quét lớp Quicseal 111,Smaltflex, Quicseal 104s, sikatop seal 107 hoặc những vật liệu tương đương..... thứ hai cho toàn bộ bề mặt KVCT theo chiều nhất định vuông góc với lớp thứ nhất theo đúng định mức của nhà sản xuất cho từng loại vật liệu đợi khô hoàn toàn ít nhất 72 giờ .

4. Nghiệm thu

Kiểm tra ,theo dõi,nghiệm thu bàn giao hoàn thiện các bước kế tiếp.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ

0978-100-520

0978 100 520